Picture style của máy ảnh là 1 chức năng có trên hầu hết các loại máy ảnh KTS. Chức năng này tối ưu hóa màu sắc, tone màu, độ bão hòa, độ nét, tương phản cho từng thể loại ảnh, giúp bạn có được tấm ảnh đẹp nhất với thể loại mà mình đang chụp.
Các chế độ thường thấy của picture style của máy ảnh bao gồm:
- Standard: đây là profile có thể chụp được tất cả các thể loại ảnh. Đúng như tên gọi của nó “tiêu chuẩn”, profile này mang đến cho bức ảnh tone màu trong trẻo, độ bão hòa vừa phải và có thể in ấn ngay không cần chỉnh sửa gì thêm.
- Portraits: đây là profile chuyên để chụp chân dung. Với profile này ảnh sẽ có độ nét vừa phải, làn da mịn, tone da lên đẹp hơn các profile khác và độ bão hòa tương đối thấp.
- Neutral: đây là profile phù hợp khi chụp trong điều kiện ánh sáng gắt, mức độ chênh sáng của bối cảnh nhiều. Profile này có xu hướng giảm độ tương phản và độ bão hòa để hình ảnh nhìn dịu mắt hơn.
- Landscape: đây là profile chuyên chụp phong cảnh. Độ bão hòa, độ nét, độ tương phản ở profile này rất cao, đặc biệt là 2 màu Blue và Green rất sặc sỡ đem đến cho bức ảnh phong cảnh của bạn sự sống động và rực rỡ.
- Faithful: đúng như tên gọi của nó, đây là profile mang đến hình ảnh trung thực như mắt nhìn. Vì không có đặc thù riêng như các profile khác nên người ta chỉ thường dùng profile này để chụp sản phẩm hoặc chân dung trong một số trường hợp nhất định.
- Monochrome: là profile “đơn sắc”, hình ảnh chụp với profile này sẽ chỉ có các trường độ của màu đen, trắng và một màu thứ ba. Màu thứ ba có thể là cam, xanh, đỏ,… mà bạn chỉnh trong “toning effect”. Chế độ màu này phù hợp để chụp những bức ảnh hoài cổ, cổ điển,…
- Vivid: là chế độ chỉ có trên máy Nikon. Đây là profile mang lại những tấm ảnh thật sự bắt mắc với màu sắc rực rỡ và độ nét cao, rất phù hợp khi chụp hoa quả, hoa văn, vải vóc, đường phố,…
Bên cạnh việc thiết lập thuật toán tối ưu cho từng thể loại ảnh, các picture style còn cho phép người dùng cân chỉnh thêm các yếu tố về độ bão hòa, độ tương phản, tone màu, độ nét ở mỗi profile để người dùng cảm thấy vừa ý hơn.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về các picture style của máy ảnh. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa các profile và biết được cách lựa chọn profile nào phù hợp với mỗi lần tác nghiệp của mình.
>> Khóa học nhiếp ảnh cơ bản để nắm rõ Picture style của máy ảnh là gì
>>Khóa học nhiếp ảnh và quay phim tại Đà Nẵng khai giảng hàng tháng – nhanh tay đăng ký để tham gia